Bảo hộ nhãn hiệu là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải nghĩ tới khi chuẩn bị đưa một sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Hello Law là một đơn vị chuyên tư vấn và giúp đỡ cho nhiều Doanh nghiệp trong vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bài viết dưới đây, Hello Law sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
1. Thế nào là bảo hộ nhãn hiệu? Vai trò việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019, 2022 nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
1.2. Vai trò của việc bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò sau:
2. Phân loại nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, trên cơ sở hai loại nhãn hiệu chính là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dành cho dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành).
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể có quyền sử dụng nó nhưng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu tập thể nữa mà mà nhãn hiệu bình thường vì nó do một chủ thể sử dụng
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 được công nhận trên toàn thế giới là loại nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi nó có mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ họ đã sử dụng trước đây.
Ví dụ: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave.
Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu này khác với nhãn hiệu thông thường là ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng. Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không qua thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: (1) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; (2) Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (3) Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); (4) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Hello Law
5.1. Ưu điểm về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Hello Law
Hello Law là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Đà Nẵng trong đó có lĩnh vực đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hàng trăm Khách hàng doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Hello Law vì các lý do sau:
5.2. Dịch vụ hỗ trợ của Hello Law
- Tư vấn về điều kiện đăng ký nhãn hiệu.
- Tư vấn tính khả thi được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu.
- Miễn phí tra cứu sơ bộ nhãn hiệu.
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập.
- Tư vấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Phản đối, khiếu nại các nội dung liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chuyển lại cho khách hàng.
Trên đây là hưỡng dẫn của Hello Law về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nếu có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi.
Facebook: www.facebook.com/hellolaw.vn
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả năm 2024