Trong quá trình kinh doanh với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, việc nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để kinh doanh một ngành nghề khác đã không còn xa lạ nữa. Vậy thủ tục chuyển đổi đó diễn ra như thế nào? Hãy cùng Hello Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
1. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Hiện nay, thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2020.
2. Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thứ nhất, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
Thứ hai, chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho một hoặc một số cá nhân khác và tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới;
Thứ ba, chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên;
Thứ tư, chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại;
Thứ năm, chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
Thứ sáu, chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
Thứ bảy, chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
Thứ tám, công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
Thứ chín, kết hợp phương thức;
3. Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Không có quy định về công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được
- Công ty có từ dưới 2 thành viên thì không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần
- Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định
4. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
4.1. Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ mới sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Giấy tờ chứng nhận việc tham gia góp vốn của cổ đông mới;
- Danh sách các cổ đông sáng lập công ty cổ phần (sau khi chuyển đổi loại hình);
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
- Quyết định của chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên) hoặc bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên) v/v chuyển đổi loại hình;
- Bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu người đại diện pháp luật và các cổ đông sáng lập;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (nếu hồ sơ không được nộp bởi người đại diện theo pháp luật của công ty).
4.2. Hồ sơ chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên/công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ mới sau khi hoàn thành việc chuyển đổi loại hình;
- Danh sách thành viên (sau khi chuyển đổi loại hình);
- Giấy tờ chứng nhận việc tham gia góp vốn của thành viên mới;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp đại hội đồng cổ đông v/v chuyển đổi loại hình;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu người đại diện pháp luật và thành viên góp vốn;
- Bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu hồ sơ không được nộp bởi người đại diện theo pháp luật của công ty);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao).
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
4.3. Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Điều lệ mới sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Quyết định của chủ sở hữu v/v huy động thêm vốn góp của các tổ chức, cá nhân khác;
- Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (đối với trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới);
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng (đối với trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp);
- Hợp đồng tặng cho hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (đối với trường hợp tặng cho hoặc thừa kế);
- Bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu người đại diện pháp luật và thành viên góp vốn;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu hồ sơ không được nộp bởi người đại diện theo pháp luật của công ty);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao).
4.4. Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên;
- Điều lệ mới sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp hội đồng thành viên v/v chuyển đổi loại hình;
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ:
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
- CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên tham gia góp vốn;
- CCCD/CMND/hộ chiếu và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu hồ sơ không được nộp bởi người đại diện theo pháp luật của công ty);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao).
4.5. Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH/công ty cổ phần/công ty hợp danh;
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên sáng lập;
- Điều lệ mới sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp về việc chịu trách nhiệm thanh toán đối với mọi khoản nợ chưa được thanh toán của doanh nghiệp khi đến hạn (nếu có);
- Văn bản cam kết/thỏa thuận của chủ doanh nghiệp với các bên đối tác v/v tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
- Văn bản thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các bên đối tác v/v công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện những hợp đồng đó (nếu có);
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);
- Hợp đồng tặng cho hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (đối với trường hợp tặng cho hoặc thừa kế);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có cùng giá trị;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các cổ đông/thành viên góp vốn;
- CCCD/CMND/hộ chiếu và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu hồ sơ không được nộp bởi người đại diện theo pháp luật của công ty);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao).
Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.
5. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
6. Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Đà Nẵng sẽ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp về thời gian, công sức khi ủy quyền toàn bộ công việc để đội ngũ Hello Law thực hiện. Khi sử dụng dịch vụ này, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tối đa trong việc:
- Tư vấn chi tiết liên quan đến thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Soạn thảo những biểu mẫu, văn bản cần thiết;
- Đại diện nộp hồ sơ, nhận kết quả, bàn giao và lưu trữ nếu khách có nhu cầu.
Hãy liên hệ với Hello Law khi có nhu cầu về dịch vụ này tại:
Website: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hân hạnh được phục vụ.
Xem thêm: Một số thông tin cần nắm về thủ tục thành lập văn phòng đại diện