ly hôn đơn phuong, ly hôn thuận tình

Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương và thuận tình chi tiết 2025

Ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình đều là một quyết định khó khăn nhưng đôi khi cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn không thể hòa giải trong hôn nhân. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.

Cơ sở pháp lý:

1. Ly hôn đơn phương

1.1. Ly hôn đơn phương là gì? Ai có quyền ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương xảy ra khi một trong hai bên muốn chấm dứt hôn nhân nhưng bên còn lại không đồng ý hoặc không hợp tác.

Theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết. Đặc biệt, pháp luật cũng nhấn mạnh việc chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

1.2. Điều kiện ly hôn đơn phương

Theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, điều kiện xin ly hôn đơn phương bao gồm:

  • Có căn cứ về việc vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hôn nhân (ngoại tình, bạo lực gia đình, không cấp dưỡng,…).
  • Cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

1.3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của tòa án).

Giấy đăng ký kết hôn (bản chính), trường hợp mất có thể xin cấp bản sao

Bản sao công chứng: CMND/CCCD, giấy tờ xác nhận cư trú

Giấy khai sinh của con (nếu có).

Các giấy tờ chứng minh tài sản chung nếu có tranh chấp tài sản

1.4. Quy trình thực hiện

ly hôn đơn phương
ly hôn đơn phương

Bước 1. Nộp hồ sơ: Gửi hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người không đồng ý ly hôn) cư trú. Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài (ly hôn có yếu tố nước ngoài) thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Bước 2. Thụ lý vụ án: Tòa xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ thụ lý và thông báo đến hai bên.

Bước 3. Hòa giải: Tòa tổ chức hòa giải. Nếu không thành, vụ án tiếp tục giải quyết theo thủ tục.

Bước 4. Xét xử: sau khi nộp án phí, tòa mở phiên tòa xét xử và ra phán quyết.

2. Ly hôn thuận tình

2.1. Ly hôn thuận tình là gì?

Ly hôn thuận tình là khi cả hai bên đồng ý chấm dứt hôn nhân và không có tranh chấp về tài sản hay con cái.

2.2. Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu của tòa án).

Giấy đăng ký kết hôn (bản chính), trường hợp mất có thể xin cấp bản sao

Bản sao công chứng: CMND/CCCD, giấy tờ xác nhận cư trú

Giấy khai sinh của con (nếu có).

Thỏa thuận phân chia tài sản, quyền nuôi con (nếu có).

2.2. Quy trình thực hiện

Ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình

Bước 1. Nộp hồ sơ: Nộp tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú. Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài (ly hôn có yếu tố nước ngoài) thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Bước 2. Thụ lý hồ sơ: Tòa xem xét, nếu hợp lệ sẽ thụ lý và mời hai bên lên làm việc.

Bước 3. Hòa giải: Nếu các bên đồng thuận, tòa lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận ly hôn.

3. Lưu ý quan trọng

Thứ nhất, đảm bảo các giấy tờ đầy đủ, chính xác để tránh mất thời gian bổ sung;

Thứ hai, nếu có tranh chấp phức tạp về tài sản hoặc quyền nuôi con, bạn nên cân nhắc tìm đến luật sư để được tư vấn và hỗ trợ.

Thứ ba, thời gian giải quyết ly hôn đơn phương thường kéo dài hơn ly hôn thuận tình, tùy thuộc vào mức độ tranh chấp.

Hy vọng hướng dẫn này giúp bạn hiểu rõ quy trình thực hiện thủ tục ly hôn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ để được hỗ trợ thêm tại hotline 0934.69.69.55!

Xem thêm:

Thủ tục ly hôn thuận tình tại Đà Nẵng

Thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng

4.7/5 - (38 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *