Blog Single

Tư vấn thuế giá trị gia tăng năm 2024: 07 quy định cơ bản cần nắm

Tư vấn thuế giá trị gia tăng năm 2024: 07 quy định cơ bản cần nắm

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, việc nắm rõ các quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Hello Law xin cung cấp đến Quý doanh nghiệp bài viết:” Tư vấn thuế giá trị gia tăng năm 2024, 07 quy định cơ bản cần nắm” nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về những thay đổi trong chính sách thuế giá trị gia tăng năm 2024, cũng như các lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tận dụng tối đa các lợi ích từ các chính sách mới.

1. Cơ sở pháp lý

2. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”

Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

3. 07 quy định cần nắm về thuế giá trị gia tăng (VAT)

3.1. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

3.2. Các trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

– Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);

– Quảng cáo, tiếp thị;

– Xúc tiến đầu tư và thương mại;

– Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

– Đào tạo;

– Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

3.3. Nhóm các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế VAT

Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC), những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT gồm:

– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.

Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

3.4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%, 5%, 10%

Thuế suất thuế GTGT là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế GTGT gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%.

3.5. Cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT)

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp trực tiếp trên GTGT hoặc phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

3.6. Hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT)

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

– Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

3.7. Phân biệt thuế suất 0% với không phải nộp thuế

Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% thường bị nhiều người hiểu nhầm là giống nhau nhưng theo quy định thì hoàn toàn khác nhau:

Tiêu chí Không chịu thuế Thuế suất 0%
Đối tượng Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác..

Những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.

Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất  0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài…

– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Có phải chịu thuế? Không phải đối tượng chịu thuế Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế
Kê khai thuế GTGT Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Khấu trừ và hoàn thuế Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thu.
Ý nghĩa Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

4. Dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng tại Đà Nẵng

4.1. Tại sao Quý doanh nghiệp nên lựa chọn Hello Law khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng?

Chuyên gia kinh nghiệm: Đội ngũ tư vấn của Hello Law bao gồm các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế và kế toán, sẵn sàng cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho từng nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Cập Nhật Luật Mới Nhất: Hello Law liên tục cập nhật và nghiên cứu các quy định thuế mới nhất để đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận được thông tin chính xác và kịp thời nhất

Dịch Vụ Tư Vấn Cá Nhân Hóa: Dịch vụ của Hello Law được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp quý khách hàng đạt được hiệu quả tối ưu trong việc quản lý và tuân thủ thuế VAT.

Hỗ Trợ Toàn Diện: Hello Law không chỉ cung cấp tư vấn mà còn hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh, giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu rủi ro và xử lý các tình huống thuế một cách hiệu quả.

4.2. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Hello Law

  • Phân tích và giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến thuế VAT, từ việc xác định các khoản thuế phải nộp đến các quyền lợi thuế mà doanh nghiệp có thể được hưởng
  • Đưa ra các giải pháp tư vấn phù hợp với các đặc thù và yêu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình quản lý thuế
  • Giúp Quý doanh nghiệp chuẩn bị và kiểm tra các tài liệu và hồ sơ thuế liên quan đến VAT, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trước khi nộp cho cơ quan thuế
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh và khiếu nại liên quan đến thuế VAT, giúp doanh nghiệp xử lý các tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả

4.3. Chi phí dịch vụ

Chi phí thực hiện dịch vụ kế toán thuế như sau:

Dịch vụ/ service Sản xuất và xây dựng/ Production & construction
  STT/Không  Số lượng chứng từ/ Number of invoices and bills (input and output)-per transaction   Giá/ Price    Giá/ Price 
1 1-10 1.000.000 1.300.000
2 11-20 1.500.000 1.950.000
3 21-30 2.000.000 2.600.000
4 31-50 2.500.000 3.250.000
5 51-80 3.000.000 3.900.000
6 81-100 3.500.000 4.550.000
7 101-200 4.700.000 6.110.000
số 8 201-300 5.875.000 7.637.500
9 301-500 7.050.000 9.165.000
  • Phí trên đã bao gồm thuế TNCN (10%). Bên mua sẽ trích lại 10% phí dịch vụ để nộp thuế TNCN/ This price does include PIT (10%). The buyer will deduct 10% of service fee to pay PIT for tax authority.
  • Khi doanh nghiệp có chứng từ phát sinh ngoài điều kiện đã thỏa thuận ở trên, hai bên cùng bàn bạc với mức phù hợp cho cả hai/ When business documents generated outside the conditions agreed, two parties will discuss the appropriate level for both.

Trên đây là bài viết của Hello Law về dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng tại Đà Nẵng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Trang web:  https://hellolaw.vn/

Email: hellolawvn@gmail.com

Hello Law rất hân hạnh được phục vụ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp!

Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế cho doanh nghiệp – HelloLaw – Luật sư Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *