Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Đà Nẵng là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này cũng như các quy định pháp lý của nó. Hello Law xin cung cấp đến Quý doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về các bước cần thiết để thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm thông qua bài viết “Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Đà Nẵng 2024”
1. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
- Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Điều kiện cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểmvà điều kiện về tài chính sau đây:
a) Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
b) Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;
c) Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
d) Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
3. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.
– Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
4. Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng
Việc thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm tại Đà Nẵng không chỉ mang lại cho doanh nghiệp sự tin tưởng vững chắc trong việc bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp và am hiểu sâu sắc về các quy trình pháp lý tại địa phương, Hello Law cam kết sẽ đồng hành cùng Quý doanh nghiệp từng bước trên con đường xây dựng một doanh nghiệp bảo hiểm thành công. Hello Law sẽ hỗ trợ Quý khách tối đa trong việc:
- Tư vấn chi tiết liên quan đến thành lập công ty và đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng;
- Soạn thảo những biểu mẫu, văn bản cần thiết;
- Đại diện nộp hồ sơ, nhận kết quả, bàn giao và lưu trữ nếu khách có nhu cầu.
Xem thêm:
Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Đà Nẵng – Hello Law