Việc thành lập chi nhánh tại các quốc gia khác không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng sự hiện diện toàn cầu mà còn mở ra cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng. Tại Việt Nam, thủ tục thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài là một quy trình cần được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật,. Hello Law xin cung cấp cái nhìn tổng quan về các bước cần thiết trong quy trình thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp quốc tế dễ dàng tiếp cận và vận hành tại thị trường Việt Nam một cách suôn sẻ và hiệu quả.
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là:
- Đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài
- Được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng
- Tự thực hiện hạch toán kế toán, thuế
3. Điều kiện thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
4. Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
* Hồ sơ 01 bộ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;
Hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
* Các tài liệu sau (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm:
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;
Hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
* Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
– Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
– Trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
6. Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài năm 2024 tại Đà Nẵng
6.1. Lý do nên chọn Hello Law cho dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài năm 2024
- Kinh nghiệm dày dạn: Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh, đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Đội ngũ luật sư và chuyên viên của chúng tôi đều có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc về pháp luật Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan.
- Dịch vụ toàn diện: Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, từ tư vấn pháp lý, chuẩn bị hồ sơ, đến việc nộp đơn và theo dõi quy trình, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.
- Cam kết chất lượng: Chúng tôi cam kết đảm bảo sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng.
- Hỗ trợ tận tâm: Chúng tôi luôn lắng nghe và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, đồng thời cung cấp các giải pháp tối ưu nhất để đạt được kết quả tốt nhất.
6.2. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Hello Law
- Tư vấn trước thành lập về các vấn đề liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thủ tục pháp lý về việc thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với các yêu cầu của Khách hàng và quy định của pháp luật;
- Xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đăng ký cấp con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu cho chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đăng ký và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Trên đây là bài viết của Hello Law về dịch vụ Thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài năm 2024. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Trang web: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hello Law rất hân hạnh được phục vụ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp!
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài – HelloLaw
– Luật sư Đà Nẵng