Blog Single

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn

Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam 2024

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam để đầu tư hiện nay không còn xa lạ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mua cổ phần công ty tại Việt Nam. Vậy thủ tục đó diễn ra như thế nào? Hãy cùng Hello Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý:

1. Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào Việt Nam thông qua những hình thức sau đây:

(i) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.

(ii) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

(iii) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) và khoản (ii) nêu trên.

Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

(i) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

(ii) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

(iii) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

(iv) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các khoản (i), (ii) và khoản (iii) nêu trên.

2. Trình tự, thủ tục và hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
  • Bước 2: Thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Bước này được thực hiện trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại mục Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp của bài viết này.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Hộ chiếu (nếu là cá nhân); Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu tương đương và Hộ chiếu của người được ủy quyền quản lý phần vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nếu tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.
  • Giấy ủy quyền cho Hello Law

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp công ty tiến hành các thủ tục tương ứng như:

  • Thay đổi chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua 100% vốn góp của chủ sở hữu
  • Thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên
  • Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

3. Dịch vụ đăng ký thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam

3.1. Tại sao nên chọn Hello Law

Tại sao nên chọn Hello Law
Tại sao nên chọn Hello Law

3.2. Dịch vụ của Hello Law

Dịch vụ đăng ký thủ tục góp vốn đầu tư nước ngoài, mua cổ phần công ty tại Đà Nẵng sẽ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp về thời gian, công sức khi ủy quyền toàn bộ công việc để đội ngũ Hello Law thực hiện. Khi sử dụng dịch vụ này, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tối đa trong việc:

  • Tư vấn chi tiết liên quan đến dịch vụ hoàn thành thủ tục góp vốn đầu tư nước ngoài, mua cổ phần công ty;
  • Soạn thảo những biểu mẫu, văn bản cần thiết;
  • Đại diện nộp hồ sơ, nhận kết quả, bàn giao và lưu trữ nếu khách có nhu cầu.
  • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư sau khi góp, nhận chuyển nhượng vốn: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
  • Tư vấn thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng vốn;
  • Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thực hiện các nội dung điều chỉnh giấy phép.

Hãy liên hệ với Hello Law khi có nhu cầu về dịch vụ này tại:

Website: https://hellolaw.vn/

Email: hellolawvn@gmail.com

Hân hạnh được phục vụ.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng là gì? Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *