Trong năm 2024, việc xâm phạm nhãn hiệu ngày càng trở nên nhiều hơn bao giờ hết do sự gia tăng nhiều loại hình doanh nghiệp. Nhãn hiệu không chỉ đại diện cho giá trị thương hiệu mà còn là yếu tố cạnh tranh trong thị trường. Để đối phó với vấn đề này, pháp luật đã thiết lập một quy trình rõ ràng nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu. Hello Law sẽ trình bày các thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định hiện hành, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ.
1. Cơ sở pháp lý
2. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì?
Theo quy định, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
3.1. Biện pháp dân sự
Áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp về quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam được hiểu là việc tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật liên quan đến quyền đối nhãn hiệu.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các biện pháp dân sự được pháp luật ghi nhận bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyển của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như thu giữ, kê biên, niêm phong theo quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ.
3.2. Biện pháp hành chính
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu kể cả trong trường hợp cố ý hay vô ý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý bằng cách áp dụng biện pháp hành chính. Bản chất của các biện pháp xử lý hành chính là sử dụng quyền lực của các cơ quan hành chính và các quyết định hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền, trong đó thể hiện ý nghĩa trừng phạt, răn đe.
Theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
3.3. Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự trong thực thi quyền đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, căn cứ vào Điều 226 Bộ luật hình sự, chủ thể có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, chủ thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
3.4. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến nhãn hiệu
Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến nhãn hiệu là biện pháp do các cơ quan hải quan thực hiện được quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu. Các biện pháp đó bao gồm:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Quy trình xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Bước 1: Thu thập thông tin, lập vi bằng
Việc lập vi bằng không bắt buộc nhưng để đảm bảo bên vi phạm không gỡ bỏ bằng chứng về hành vi vi phạm, nên tiến hành lập vi bằng hành vi xâm phạm, đặc biệt là đối với trang web có chứa nhãn hiệu và thông tin vi phạm tại văn phòng thừa phát lại.
Bước 2: Giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu
Để có căn cứ chắc chắn nhất trong việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Quý Công ty, Quý Công ty nên yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thực hiện việc giám định sở hữu công nghiệp để xác định hành vi của bên nghi ngờ vi phạm có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?
Lưu ý: Đây không phải là hoạt động bắt buộc nhưng VIPRI với tư cách là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ và là đơn vị duy nhất có chức năng giám định sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật thì kết luận giám định của cơ quan này là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ giải quyết vụ việc hoặc để các bên có liên quan giải quyết tranh chấp phát sinh.
Bước 3: Gửi thư cảnh báo
Cũng là không bắt buộc nhưng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí nếu bên vi phạm có thái độ hợp tác, thiện chí để xử lý vụ việc.
Gửi thư cảnh báo đến bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi phạm và yêu cầu họ:
- Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Loại bỏ các yếu tố xâm phạm;
- Tiêu hủy tài liệu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, sản phẩm… có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang xử lý;…
Bước 4: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà Quý công ty có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo nếu thấy đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo luật hình sự
Khởi kiện bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm ra tòa án có thẩm quyền và yêu cầu họ thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công việc sau đây:
- Xin lỗi và cải chính thông tin công khai trên các website mà bên bị nghi ngờ đang quản lý;
- Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế mà Quý Công ty đã phải gánh chịu (bao gồm các các chi phí đã bỏ ra để giải quyết công việc)
5. Dịch vụ tư vấn thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu năm 2024 tại Đà Nẵng
5.1. Lý do nên lựa chọn Hello Law khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu năm 2024
Với mục tiêu mang đến sự an tâm tối đa cho khách hàng trong việc giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu, Hello Law chúng tôi tự hào sở hữu những điểm mạnh nổi bật sau:
- Đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm: Chúng tôi có một đội ngũ luật sư và chuyên gia sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, đảm bảo tư vấn chính xác và hiệu quả.
- Hiểu biết sâu rộng về pháp luật: Công ty luôn cập nhật các quy định pháp luật mới nhất và thay đổi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo tư vấn và giải quyết vấn đề theo đúng quy định hiện hành.
- Phương pháp tiếp cận đa dạng: Chúng tôi áp dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt và sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ việc thương lượng, hòa giải đến khởi kiện khi cần thiết.
- Đảm bảo tính minh bạch và bảo mật: Công ty cam kết duy trì tính minh bạch trong toàn bộ quy trình và bảo mật thông tin khách hàng, giúp bạn yên tâm khi giao phó vấn đề cho chúng tôi.
- Kết quả thành công đáng tin cậy: Chúng tôi tự hào về tỷ lệ thành công cao trong việc giải quyết các vụ tranh chấp nhãn hiệu, giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất.
5.2. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Hello Law
- Tư vấn chi tiết về quyền và nghĩa vụ pháp lý: Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu, giúp khách hàng hiểu rõ các bước cần thực hiện và các quyền được bảo vệ.
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và tài liệu: Công ty sẽ giúp khách hàng chuẩn bị đầy đủ và chính xác các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc khởi kiện hoặc khiếu nại, đảm bảo quy trình thực hiện được suôn sẻ và không bị trì hoãn.
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi: Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng trước các cơ quan chức năng, tổ chức pháp lý, hoặc trong các cuộc họp và thương lượng, đảm bảo quyền lợi của họ được bảo vệ một cách tối ưu.
- Hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ: Chúng tôi sẽ hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thu thập, tổ chức và trình bày các chứng cứ liên quan đến vụ việc, giúp củng cố lập luận và tăng cường khả năng thắng kiện.
- Cung cấp các giải pháp pháp lý và thương lượng: Công ty sẽ đề xuất các giải pháp pháp lý phù hợp và hỗ trợ khách hàng trong các cuộc thương lượng để đạt được sự giải quyết hòa bình, nếu điều đó là khả thi và có lợi cho khách hàng.
Trên đây là bài viết của Hello Law về dịch vụ thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu năm 2024. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Trang web: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hello Law rất hân hạnh được phục vụ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp!
Xem thêm: 5 bí quyết đặt tên công ty nổi bật – HelloLaw – Luật sư Đà Nẵng