Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bảo hộ nhãn hiệu là việc cần thiết, quan trọng và là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Do đó, bài viết “Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng” dưới đây của sẽ giúp Quý Khách hàng hiểu rõ và chi tiết hơn về các quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Cơ sở pháp lý:
1. Bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tiếp đó, theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
2.1. Tài liệu tối thiểu
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: Phụ lục I -Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023của Chính Phủ với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
– Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 06 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm. Đối với nhãn hiệu âm thanh thì mẫu nhãn hiệu là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: Quy chế sử dụng, bản thuyết minh về tính chất sản phẩm, bản đồ khu vực địa lý, Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng địa danh để đăng ký nhãn hiệu.
2.2. Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Website Cục Sở hữu trí tuệ để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đăng ký.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nộp đơn tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn, ghi nhận ngày nộp đơn và biên lai. Đây là việc giúp chủ đơn sẽ dễ dàng theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn
Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn trong thời gian 01 tháng. Quá trình xét nghiệm sẽ kiểm tra xem đơn đã khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ và tư cách pháp lý của chủ đơn.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Thời gian thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là để xác định đối tượng trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và đánh giá khả năng được bảo hộ.
Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
4. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ, tránh các trường hợp cố ý làm nhái hoặc giả nhãn hiệu của doanh nghiệp;
– Giúp cho doanh nghiệp không bị nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh, khẳng định giá trị và uy tín của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường kinh doanh;
– Độc quyền sử dụng nhãn hiệu, dễ dàng quảng cáo công khai và tiếp cận đến Khách hàng.
5. Dịch vụ của Hello Law về tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
5.1. Tại sao nên chọn Hello Law
5.2. Dịch vụ của Hello Law
- Tư vấn và hỗ trợ soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện Khách hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các vấn đề liên quan khác;
- Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Cam kết bảo mật thông tin của Khách hàng;
- Tiết kiệm chi phí tối đa của Khách hàng;
- Hỗ trợ Khách hàng cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là hướng dẫn của Hello Law về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Nếu còn thắc mắc về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay các thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi.
Facebook: www.facebook.com/hellolaw.vn
Xem thêm: Thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu năm 2024