Nộp đơn ly hôn là một trong những bước đầu tiên thay đổi cuộc sống của bạn và gia đình bạn. Do đó, cần thiết phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu bạn đang tìm hiểu về việc nộp đơn ly hôn và quy trình xử lý tại Tòa Án thì bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn về vấn đề đó.
Cơ sở pháp lý:
1. Ly hôn là gì? Có mấy hình thức ly hôn
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Có hai hình thức ly hôn:

- Ly hôn thuận tình: là hình thức ly hôn mà cả hai vợ chồng đều đồng thuận. Theo đó, “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
- Ly hôn đơn phương: là hình thức mà 1 bên muốn ly hôn, bên còn lại phản đối về một vấn đề nào đó liên quan đến ly hôn: quan hệ hôn nhân, con cái hoặc tài sản.
2. Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Đối với ly hôn thuận tình: Đơn ly hôn có thể được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn hoặc đối phương cư trú. Trường hợp hai vợ chồng cư trú ở các địa phương khác nhau, các bạn có thể lựa chọn tòa án nơi thuận tiện nhất;
Đối với ly hôn đơn phương: Đơn ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh
3. Quy trình xử lý tại Tòa án
Bước 1: Nộp đơn ly hôn. Bạn cần chuẩn bị đơn ly hôn (theo mẫu có sẵn tại tòa án) cùng các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con (nếu có), CCCD và giấy xác nhận cư trú, giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có).
Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn Sau khi nhận đơn, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của đơn ly hôn. Nếu có sai sót, bạn sẽ được yêu cầu sửa chữa.
Bước 3: Hoà giải Tòa án sẽ tổ chức một buổi hòa giải để các bên có thể thảo luận và quyết định có tiếp tục ly hôn hay không. Nếu hòa giải không thành công, tòa sẽ tiếp tục xử lý vụ án.
Bước 4: Phiên xét xử Nếu không đạt được thỏa thuận, tòa án sẽ mở phiên xét xử. Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như quyền lợi của con cái, tài sản và nghĩa vụ của các bên.
Bước 5: Quyết định ly hôn Sau phiên xét xử, nếu các yêu cầu ly hôn hợp pháp, tòa sẽ ra quyết định cho phép ly hôn và quyết định về việc phân chia tài sản, quyền nuôi con.
Lưu Ý Quan Trọng:
- Ly hôn có thể xảy ra với hoặc không có sự đồng thuận của cả hai bên.
- Quy trình có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy vào mức độ phức tạp của vụ việc
Nếu bạn đang có nhu cầu ly hôn, hãy tham khảo tư vấn từ các luật sư để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ trong suốt quá trình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thông qua:
Website: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hotline: 0934.69.69.55
Hân hạnh được phục vụ.
Xem thêm:
Thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng
Thủ tục ly hôn thuận tình tại Đà Nẵng