Blog Single

5 điều cần chuẩn bị khi thành lập Công ty

Muốn thành lập công ty chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ là tiền bạc hay chiến lược kinh doanh mà còn rất nhiều yếu tố liên quan đến mặt pháp lý. Hello Law là một đơn vị chuyên tư vấn và giúp đỡ cho nhiều Doanh nghiệp/Công ty trong vấn đề thành lập Công ty. Bài viết dưới đây Hello Law sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần chuẩn bị khi thành lập Công ty.

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt các loại hình doanh nghiệp và một số ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp:

1.1. Doanh nghiệp tư nhân:

Theo luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp và không có điều lệ công ty.

Ưu điểm:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân được chủ động và toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp tư vấn bị hạn chế một số vấn đề trong kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp do đó rủi ro cao.

1.2. Công ty TNHH Một Thành Viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Chủ sở hữu công ty TNHH Một Thành Viên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH Một Thành Viên không được giảm vốn điều lệ

1.3. Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • Các thành viên của Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng các thành viên không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH khó huy động vốn do số lượng thành viên bị hạn chế 50 người và không được phát hành cổ phiếu.

1.4. Công ty Cổ Phần

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Ưu điểm:

  • Vì công ty cổ phần được góp vốn từ các cổ đông nên trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty thuộc phạm vi vốn đã góp và mức độ rủi ro sẽ thấp hơn;
  • Khả năng huy động vốn cao hơn Công ty TNHH Hai Thành viên trở lên thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường;
  • Chuyển nhượng vốn dễ hơn so với Công ty TNHH Hai Thành viên trở lên.

Nhược điểm

  • Số lượng thành viên cổ đông lớn dẫn đến việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, có sự phân tách thành các nhóm cổ đông tranh giành về lợi ích;

1.5. Công ty Hợp Danh

Công ty Hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm:

  • Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

2. Đặt tên Công ty 

  • Tên của doanh nghiệp khi thành lập công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo ký hiệu và chữ số, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình của doanh nghiệp và tên riêng của công ty
  • Không đặt tên gây nhầm lẫn hoặc là trùng với tên của những doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên của doanh nghiệp được viết bằng tiếng nước ngoài chính là tên được dịch ra từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi được dịch sang tiếng nước ngoài, thì tên riêng của doanh nghiệp có thể sẽ được giữ nguyên hoặc là dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc là tên viết bằng tiếng nước ngoài.

3. Lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký thành lập công ty; Quyền đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Danh sách ngành nghề kinh doanh công ty được ghi nhận trên cổng thông tin điện tử quốc gia theo đúng nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp. Nên có thể hiểu người làm hồ sơ được tự do sắp xếp thứ tự ngành nghề kinh doanh đăng ký. Ngành nghề kinh doanh được đăng ký theo hệ thống mã ngành cấp 4 trong danh mục Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam năm 2018.

4. Lựa chọn địa điểm làm trụ sở Công ty

  • Nên lựa chọn trụ sở ổn định lâu dài:

Do đó nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh hóa đơn bởi lẽ thông tin địa chỉ trụ sở thành lập công ty được ghi nhận trên hóa đơn và hóa đơn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hồi công nợ và triển khai kinh doanh.

  • Địa chỉ cần rõ ràng và có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu:

Địa chỉ rõ ràng là yếu tố vô cùng quan trọng để khách hàng có thể dễ dàng tim đến doanh nghiệp của bạn và đảm bảo công ty của bạn có thể nhận được đầy đủ thư từ, văn bản từ cơ quan nhà nước và đối tác. Nơi đặt trụ sở cũng cần có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bạn để đảm bảo thuận lợi khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc kinh doanh của bạn.

  • Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể

Các căn hộ chung cư, nhà tập thể không có chức năng không có chức năng kinh doanh sẽ không được dùng làm địa chỉ trụ sở thành lập công ty. Doanh nghiệp hoạt động sẽ gặp khó khăn khi cơ quan quản lý phường/ xã kiểm tra thực địa nếu đặt địa chỉ trụ sở ở đây.

5. Thuê dịch vụ thành lập Công ty

Sau khi chuẩn bị các vấn đề nêu trên, việc thuê dịch vụ thành lập công ty là cần thiết. Bởi lẽ thủ tục thành lập công ty khá rườm rà và phức tạp. Do đó, việc bạn tự thành lập công ty sẽ mất nhiều thời gian, chi phí, công sức hơn là thuê dịch vụ. 

5.1. Ưu điểm của Hello Law về dịch vụ thành lập công ty

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
   Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

5.2. Dịch vụ thành lập công ty của Hello Law

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Hello Law
  Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Hello Law

Dịch vụ thành lập công ty của Hello Law có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty, với phí dịch vụ phải chăng, uy tín và được nhiều công ty lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện công việc thành lập công ty, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ trực tiếp đến gặp khách hàng để giao nhận hồ sơ, kết quả và thực hiện các công việc khác liên quan. Quý khách hàng sẽ không phải mất thời gian đi lại trong quá trình thực hiện dịch vụ thành lập công ty, mọi việc hãy để chuyên viên chúng tôi thực hiện. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ của hello law.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *