Đăng ký nhãn hiệu là một cách thức tạo lập nên tài sản vô hình, có giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp. Theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhãn hiệu/ thương hiệu được hiểu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các nhân khác nhau. Do đó, có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Hello Law tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
1. Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu không chỉ là cách công bố nhãn hiệu của doanh nghiệp tới công chúng mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp tăng cường sự nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo ra sự phân biệt giữa nhãn hiệu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Sau khi nhãn hiệu được đăng ký, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu cho các cá nhân hoặc tổ chức khác, tạo ra nguồn thu nhập từ việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu.
Nhờ quá trình đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu và ngăn chặn việc sử dụng trái pháp luật từ phía các tổ chức hoặc cá nhân khác. Điều này giúp bảo vệ giá trị thương hiệu và xây dựng uy tín trên thị trường.
2. Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau đó chủ sở hữu cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không? Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền. Tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ sở hữu.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Hello Law :
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
Hello Law sẽ tư vấn và tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng muốn tra cứu chuyên sâu đánh giá cao nhất khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Hello Law sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu.
Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng, bởi chỉ các đơn vị tư vấn là đại diện sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng đăng ký nhãn hiệu cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên qua đến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
3. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
3.1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Ký ủy quyền (theo mẫu của Hello Law).
3.2. Thời hạn thẩm định hình thức
01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
3.3. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
3.4. Thời hạn thẩm định nội dung
09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
3.5. Thời hạn cấp văn bằng
02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.
3.6. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.
4. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng
4.1. Tại sao nên chọn Hello Law
4.2. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Hello Law
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu tại Đà Nẵng sẽ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp về thời gian, công sức khi ủy quyền toàn bộ công việc để đội ngũ Hello Law thực hiện. Khi sử dụng dịch vụ này, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách tối đa trong việc:
- Tư vấn các quy định pháp luật, quy trình đăng ký nhãn hiệu, từ khâu tra cứu nhãn hiệu, đánh giá đến nộp hồ sơ và theo dõi cấp văn bằng.
- Tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
- Tư vấn điều chỉnh nhãn hiệu để đem lại khả năng thành công cao nhất.
- Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tiến hành phân nhóm, tư vấn đăng ký bảo hộ các nhóm ngành liên quan.
- Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bám sát quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu (từ 16-24 tháng).
- Nhận và phúc đáp các công văn, ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thông báo, cập nhật cho khách hàng các thông tin liên quan tới đơn.
- Nhận quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) và thông báo cho khách hàng nộp phí cấp Giấy chứng nhận.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và bàn giao tận nơi cho khách hàng.
Hãy liên hệ với Hello Law khi có nhu cầu về dịch vụ này tại:
Website: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hân hạnh được phục vụ.
Xem thêm: Thủ tục góp vốn đầu tư nước ngoài, mua cổ phần công ty tại Việt Nam