Quyền nuôi con sau khi ly hôn có được thay đổi không? Đây là một trong những câu hỏi rất được quan tâm khi khách hàng mong muốn tư vấn hậu ly hôn tại Hello Law. Sau ly hôn, không chỉ quan hệ hôn nhân thay đổi mà kéo theo đó là các vấn đề như: phân chia tài sản, con cái. Các vấn đề này có thể do thỏa thuận hoặc do Tòa án phán quyết. Vậy các vấn đề này có được thay đổi không, đặc biệt là quyền nuôi con? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Hello Law tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
1. Thay đổi quyền nuôi con có thể thực hiện được không?
Mặc dù quyết định về quyền nuôi con của tòa án là quyết định cuối cùng tại thời điểm ly hôn, nhưng trong một số trường hợp, quyền nuôi con có thể được thay đổi sau đó. Quyền nuôi con có thể được thay đổi theo sự thỏa thuận của cha/ mẹ hoặc người nào muốn thay đổi quyền nuôi con phải chứng minh được các yếu tố sau:
- Thứ nhất, cha mẹ không còn đủ khả năng chăm sóc con cái: Tình huống này xảy ra khi bên đang trực tiếp nuôi dưỡng con không còn khả năng tài chính hoặc điều kiện sống để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con, quyền nuôi con có thể được thay đổi.
- Thứ hai, mối quan hệ của con cái với cha mẹ: Nếu trẻ có sự thay đổi về tâm lý hoặc tình cảm, chẳng hạn như bên trực tiếp nuôi dưỡng con không còn tương tác tốt với con hoặc có hành vi xâm hại đến sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến tinh thần của con, khiến con không được phát triển bình thường thì quyền nuôi con có thể được xem xét lại.
- Thứ ba, sự thay đổi trong điều kiện sống của cha mẹ: Điều kiện sống hoặc chỗ ở sẽ có ảnh hưởng rất lớn đế sự phát triển của trẻ nhò. Việc bên trực tiếp nuôi dưỡng thay đổi chỗ ở hoặc điều kiện sống không thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, quyền nuôi con có thể được thay đổi.
2. Ai được quyền thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Căn cứ khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì ngoài cha, mẹ các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm:
- Người thân thích. Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích, đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…
- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
- Hội Liên hiệp phụ nữ.
3. Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
3.1. Hồ sơ
Để thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, các bậc phụ huynh cần phải nộp đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con tại tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như lý do thay đổi quyền nuôi con, điều kiện của các bên, và lợi ích tốt nhất của trẻ.
Tòa án có thể yêu cầu các chứng cứ, bao gồm tài liệu về thu nhập, môi trường sống của cha mẹ, hoặc các báo cáo từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn:
- Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con;
- Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Chứng minh Nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn;
- Giấy khai sinh của con;
- Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).
3.2. Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 27, Điều 29, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người có quyền trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp không biết rõ địa chỉ cụ thể của bị đơn đang ở đâu hoặc bị đơn cố tình không cung cấp địa chỉ thì có thể nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú cuối cùng mà bạn biết
3.3. Trình tự giải quyết
4. Những điều cần lưu ý khi thay đổi quyền nuôi con
- Lợi ích của trẻ là ưu tiên hàng đầu: Trong mọi quyết định của tòa án, quyền lợi của đứa trẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, mọi thay đổi quyền nuôi con phải căn cứ vào điều kiện, nhu cầu và sự phát triển của trẻ.
- Thời gian và thủ tục pháp lý: Quy trình thay đổi quyền nuôi con có thể mất thời gian và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị các chứng cứ hợp lý để đảm bảo rằng quyền lợi của trẻ được bảo vệ.
- Thỏa thuận giữa các bên: Nếu có thể, thỏa thuận giữa cha mẹ về quyền nuôi con có thể giúp giảm bớt sự căng thẳng và đảm bảo sự ổn định cho trẻ.
5. Dịch vụ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn của Hello Law
5.1. Tại sao nên chọn Hello Law

Hello Law cam kết:
- Giải quyết mọi thủ tục nhanh chóng, bàn giao kết quả đúng hẹn;
- Báo giá dịch vụ một lần ngay tại bước tư vấn thông tin dịch vụ;
- Bảng giá dịch vụ được thể hiện minh bạch trong hợp đồng, không phát sinh thêm.
5.2. Dịch vụ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Với đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình và nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn, Hello law cung cấp cho quy khách hàng các dịch vụ sau:
- Tư vấn khách hàng cụ thể dựa trên tình hình, điều kiện của khách hàng;
- Tư vấn cho khách hàng viết mẫu đơn đề nghị thay đổi, chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Cơ quan có thẩm quyền;
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục cho đến bước kết thúc phiên tòa
Việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là khả thi, nhưng phải được thực hiện dựa trên các thay đổi có thật trong tình hình của cha mẹ và lợi ích của trẻ. Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý để có sự chuẩn bị tốt nhất và đảm bảo quyền lợi của con cái được bảo vệ.
Trường hợp còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Website: https://hellolaw.vn/
Email: hellolawvn@gmail.com
Hotline: 0934.69.69.55
Hello Law sẵn sàng lắng nghe bạn bất cứ lúc nào!
Xem thêm:
Thủ tục ly hôn thuận tình tại Đà Nẵng
Thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng