Đặt tên công ty như thế nào là hiệu quả, hấp dẫn để truyền cảm hứng cho doanh nghiệp và là bước khởi đầu tốt cho việc xây dựng tên thương hiệu lâu dài. Đặt tên công ty dễ nhớ, ý nghĩa và gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của Khách hàng sẽ dễ dàng đem đến thành công đối với mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này, Hello Law sẽ hướng dẫn 5 bí quyết đặt tên công ty nổi bật, giúp Quý Khách hàng lựa chọn ra phương án tốt nhất để đặt tên công ty của mình.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về đặt tên doanh nghiệp
1.1. Quy định về tên của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”;
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
1.2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Dùng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1.3. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
1.4. Một số lưu ý khi đặt tên công ty
- Tên công ty không nên quá dài, tên riêng của công ty khoảng từ 2 – 4 từ;
- Tên công ty nên dễ đọc, dễ phát âm;
- Tên công ty càng dễ nhớ càng tốt;
- Tra cứu tên doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh để không vi phạm Điều cấm đặt tên trùng hoặc nhầm lẫn “dangkykinhdoanh.gov.vn“.
2. 5 bí quyết đặt tên công ty nổi bật
Bí quyết 1: Đặt tên công ty theo tên cá nhân
Nhìn chung, tên công ty đặt theo tên cá nhân là điều rất phổ biến mà đa số các công ty sẽ nghĩ đến, vì nó mang tính chất riêng, vừa dễ đọc và vừa đơn giản. Mặc dù việc đặt tên công ty như vậy phù hợp với các công ty tư nhân, gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty sử dụng phương pháp đặt tên này, ví dụ: Công ty TNHH Vận tải Sơn Tùng, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai,…
Một số cách đặt tên cho công ty theo tên cá nhân như sau:
- Đặt theo họ tên hoặc tên đệm của chủ doanh nghiệp, ví dụ: Minh Trí, Hoàng Việt, Phương Trang,…
- Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập doanh nghiệp, ví dụ: Tân Hiệp Phát, Tân Hòa Hưng, Phúc Lộc Thọ,…
- Đặt tên bằng họ của những người sáng lập, ví dụ: Phạm Nguyễn, Lê Châu, Trương Hoàng,…
Bí quyết 2: Đặt tên công ty theo địa danh và ngành nghề kinh doanh
Để làm mới cách đặt tên chúng ta nên thử kết hợp giữa đặt tên công ty theo địa danh và ngành nghề kinh doanh sẽ giúp công ty có nhiều lợi thế hơn. Việc kết hợp này vừa nhấn mạnh được thị trường phục vụ vừa gợi nhớ được sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình đang kinh doanh.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Yến Sào Nha Trang, Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Nước mắm Phan Thiết, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn,…
Bí quyết 3: Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Đây là một trong những bí quyết đặt tên công ty nổi bật được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Việc dùng tính từ mô tả thể hiện chất lượng sản phẩm, mong muốn của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh.
Một số công ty tại Việt Nam dùng cách đặt tên như sau:
- Đặt tên mô tả sự may mắn, thành công, ví dụ: Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Phát, Công ty TNHH Phát Tài,…
- Đặt tên công ty miêu tả sự uy tín, tin cậy, ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Việt, Công ty TNHH Đại Tín, Công ty TNHH Chính Nghĩa,…
- Đặt tên công ty miêu tả về dịch vụ của doanh nghiệp, ví dụ: Công ty Cổ phần Giao hàng tiết kiệm, Công ty Cổ phần dịch vụ Giao hàng nhanh,…
Bí quyết 4: Đặt tên công ty theo các danh từ gợi nhắc
Quý Khách hàng có thể tham khảo các cách đặt tên theo các danh từ gợi nhắc sau đây:
- Đặt tên công ty theo tên hành tinh, tên ngôi sao, ví dụ: Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim, Công ty Cổ phần Sao Mai, Công ty TNHH MTV Điện tử Sao Mai,…
- Đặt tên công ty theo loài hoa, ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH Hoa Hướng Dương, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoa Hồng,…
- Đặt tên từ một danh lam thắng cảnh, ví dụ: Công ty TNHH Đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài,…
- Đặt tên từ các loài vật, ví dụ: Công ty TNHH Reb Bull Việt Nam, Công ty TNHH Tiger Việt Nam, Công ty TNHH Cá Ngừ Việt Nam,…
Bí quyết 5: Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ
Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc lựa chọn đặt tên công ty bằng ngoại ngữ sẽ giúp công ty trở nên hiện đại, dễ truyền đạt đến nhiều người dùng hơn. Đối với doanh nghiệp có các sản phẩm nhập khẩu, xuất xứ từ nước ngoài, đặt tên công ty bằng ngoại ngữ là một trong những cách để họ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Ví dụ: Công ty TNHH Sanyo Trading, Công ty TNHH Dana Vina, Công ty Cổ phần Vpanco,…
Hello Law hy vọng bài viết này sẽ đóng góp một phần giúp Khách hàng đưa ra lựa chọn tốt nhất cho việc đặt tên công ty, để có thể đặt được một cái tên đẹp, đúng luật và ý nghĩa nhất. Nếu Quý Khách hàng còn thắc mắc về cách đặt tên công ty hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Facebook: https://www.facebook.com/hellolaw.vn
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Đà Nẵng